Tiểu sử Đặng Hữu Phổ

Đặng Hữu Phổ sinh ngày 29 tháng 9 năm Giáp Dần, dưới triều Tự Đức (tức ngày 19 tháng 1 năm 1854) tại làng Bác Vọng (nay thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Ông là con trai trưởng trong 4 người con [2] của Phò mã Đặng Huy Cát và Công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa (tức nữ sĩ Huệ Phố).

Năm 24 tuổi, Đặng Hữu Phổ thi đỗ Cử nhân khoa Mậu Dần (1878), làm quan trải đến chức Thị độc Nội các.

Khi phái chủ chiến ở Huế tích cự chuẩn bị lực lượng và cơ sở vật chất đế quyết chiến với thực dân Pháp, cha con Đặng Hữu Phổ được đại thần Tôn Thất Thuyết giao cho nhiệm vụ chiêu mộ nghĩa sĩ ở ngoại thành Huế lập đội quân Đoàn kiệt, đồng thời đến Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) lập hậu cứ, để có chỗ kháng chiến lâu dài.

Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, khi Tôn Thất Thuyết đang chỉ huy cuộc tập kích quân Pháp ở Huế, thì cha con ông cũng lãnh đạo đội Đoàn kiệt đánh vào huyện nha Quảng Điền (Huế). Cuộc đánh chiếm thất bại, hai cha con ông đều bị bắt [3].

Sau đó, triều đình Ðồng Khánhthực dân Pháp cố dụ hàng cha con ông để lung lạc sĩ phu và nhân dân, nhưng không được. Cuối cùng, họ đem cha con ông ra xử: Đặng Huy Cát bị án trảm giam hậu [4], còn Đặng Hữu Phổ bị án xử tử. Ngoài ra, họ còn sai người đến đốt nhà của cha con ông, khiến kho sách "Đặng gia tàng thư" bị cháy rụi.

Ngày 20 tháng 7 năm Ất Dậu (29 tháng 8 năm 1885) [5] Đặng Hữu Phổ bị thọ hình tại bến đò Quai Vạc (còn gọi là đò Ba Bến) ngay trên quê hương ông. Năm ấy ông vừa tròn 31 tuổi.</ref>.

Trước khi mất, ông có làm bài thơ:

Lâm hình thời tácPhiên âm:Trừ nghịch an dân tín thử thân [6]Nhất sinh trung hiếu khuất nhi thân.Nhi kim chính khí hoàn thiên địa,Tinh phách thường tùy quân dữ thân.Dịch nghĩa:Trừ giặc yên dân, tin vào thân này,Suốt đời trung hiếu, khi lui bước cũng như lúc tiến lên.Đến nay chính khí về với trời đất,Nhưng hồn phách vẫn luôn theo bên vua và cha.